Banner1

Chiếc điện thoại và nhân cách

| |

Hai đứa cháu, đứa gọi bằng cậu, đứa gọi bằng chú, chẳng hiểu sao kém quá nên phải ngậm ngùi vào trường Dân Lập. Thật tình mà nói cực chẳng đã mới cho con em vào học trường Dân Lập vì lý do này hay lý do khác. Dẫu hai đứa  học Dân Lập nhưng mọi người trong gia đình vẫn thích cho các cháu học trường Công Lập. 
Chuyện trước tiên thích học Công Lập là học phí rẻ hơn Dân Lập. Và, một chuyện nữa là đa phần kỷ luật của trường Công Lập vẫn hơn Dân Lập. 
Hai đứa nhỏ học 2 trường Dân Lập khác nhau cũng có cái hay. Kết quả đào tạo, dạy dỗ ở hai trường Dân Lập ấy khác nhau hẳn, cách riêng là về kỷ luật, về nhân cách.
Trường của đứa cháu gọi bằng cậu cấm chỉ dùng điện thoại di động ở tất cả học sinh theo học trong trường. Học trò cần liên lạc với phụ huynh, với gia đình thì dùng điện thoại của nhà trường để liên lạc. Chẳng hiểu cách huấn luyện, đào tạo như thế nào mà các cháu ở trường này rất thật thà không có em nào dùng điện thoại lén cả. 
Có em vì nhu cầu liên lạc với gia đình để tiện việc đón rước và cũng giảm phần tốn kém cho điện thoại chung của nhà trường nên có dùng điện thoại cá nhân nhưng đầu giờ học lên nạp ngay cho giáo viên chủ nhiệm theo quy định chung. Đến tối, truớc giờ tan lớp em nhận lại từ giáo viên chủ nhiệm để trực tiếp liên lạc với gia đình. Ngày nào cũng vậy, thành thói quen, các em đã chủ động nộp điện thoại để đến giờ về mới lên nhận lại.
Ngược lại, trường của đứa cháu gọi bằng chú cũng cấm ấy nhưng chẳng hiểu sao điện thoại dùng lén cứ nhan nhản xuất hiện. Nhiều người đã phát hiện ra các cháu dùng điện thoại lén một cách hết sức “đơn sơ”. Chuyện hé lộ các em dùng lén điện thoại di động vì trong những giờ nghỉ, giờ ngủ các em tranh thủ lấy điện thoại để chát chít và nhắn tin. Hễ không có giám thị thì các em mặc sức tung hoành trên cái cục alô nho nhỏ. Nghe tiếng động của giám thị là các em nhanh tay giấu nhẹm. Bên cạnh chuyện lộ ấy còn chuyện nữa là các em đã nhắn tin thăm các bạn ngay trong giờ học, giờ sinh hoạt của các em và có để lại “di chứng” hẳn hoi. Và, chuyện buồn cười nhất là vừa tan trường, ra khỏi cổng trường thì đa phần các em móc điện thoại ra để liên lạc. Nhiều người nhìn thấy cảnh tượng ấy vừa ngạc nhiên vừa đau đớn lòng cho cách sử dụng lén lút như thế này.
Chuyện có nhu cầu dùng điện thoại cá nhân là chuyện hết sức hiển nhiên trong thời đại thông tin. Chuyện dùng kén sinh viên là chuyện xấu bởi vì xét trên một phương diện nào đó thì vi phạm kỷ luật của nhà trường.
Giả như nhà trường cứ cho các em sử dụng trong giờ giải lao và cho giáo viên chủ nhiệm biết số của các em thì thấy dễ hơn cho việc giáo dục. Có thể nhưng ngày nghỉ, giáo viên chủ nhiệm có thể chủ động đôn đốc các em học bài, thăm hỏi sức khỏe của các em vì số máy của các em được giáo viên chủ nhiệm cho vào quyển sổ tay hoặc lưu vào máy cá nhân của mình.
Thử nghĩ, các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường mà các em đã chơi trò đối phó, chơi trò hai mặt thì khi ra trường, ra ngoài xã hội các em sẽ như thế nào. Chuyện chiếc điện thoại tưởng nghĩ là chuyện nhỏ nhưng nếu ta không giải thích, ta không huấn luyện cho các em công dụng cũng như cách dùng nó thì sẽ gây ra nhiều thiệt hại lớn. Thiệt hại lớn mà người ta không lường được trước đó chính là nhân cách của các em.
Liệu rằng những đứa trẻ ấy phát triển bình thường không khi ngày mỗi ngày các em phải sống trong tâm trạng 2 mặt, tâm trạng đối phó với lề luật, đạo lý. Các em vẫn hô to khẩu hiệu “Khiêm tốn- Thật thà – Dũng cảm” nhưng thử hỏi cách gian dối, đối phó như thế còn giữ được tính thật thà, ngây thơ trong sáng của tuổi thơ nữa hay không ?
Tưởng cũng nên huấn luyện cho các em sống theo tâm tình luật lập ra vì con người chứ con người không phải vì luật. Nếu cứ vì luật để mà tránh mà né để tìm cách luồn lách thì sẽ sản sinh ra những nhân cách hết sức dị dạng. Nên chăng cần huấn luyện cho các em thành những con người sống thật, sống chân thành trước hết với chính bản thân các em.
Nếu cứ để tình trạng đối phó, hai mặt in sâu vào trong đào tạo thì nhà trường và xã hội sẽ lãnh một hậu quả khôn lường cho cách lối đào tạo này.
Thanh Tâm 25-11-2012
Anmai, CSsR
Anmai, CSsR-dongcongnet


Đọc tiếp ...

Chú bé mù dắt mẹ qua tuyệt vọng

| |

Đây là một nhân chứng niềm tin sáng ngời cho nền văn hóa tình thương, văn hóa sự sống. Đức Hồng Y John O’Connor, nguyên Tổng Giám Muc New York từng phát biểu: “Các bạn trẻ Công giáo cần phải xem câu chuyện này”. Đó là hành trình của chị Lacey Buchanan, đi từ tuyệt vọng trước nguy cơ phá thai tới sự sống mới. Đuốc soi đường cho chị thoát khỏi tuyệt vọng chính là đứa con chị cưu mang, cùng với niềm tin vào ơn thánh Chúa và lòng tốt của mọi người.

Năm 15 tuổi, Lacey gặp anh Chris và họ đã yêu nhau. Sau sáu năm, họ đã đi tới hôn nhân. Sau hai năm chung sống, chị Lacey đã có thai em bé. Khi siêu âm, các bác sĩ đã phát hiện ra thai nhi không được bình thường, khó có thể sống, và có thể tổn thương trí não. Mọi sự như sụp đổ trước mắt anh chị. Nhiều người đã khuyên chị nên phá bỏ thai nhi đó, nhưng rồi chị cương quyết giữ lại.  

“Ngày 18 tháng 2 năm 2011, cuộc đời chúng tôi đã mãi mãi thay đổi khi tôi sinh con đầu lòng, đặt tên là Christian Taylor Buchanan. Cháu sinh ra bị hở hàm ếch hai bên môi và gần như bị mù hoàn toàn. Trang blog này kể lại câu chuyện cuộc đời của cháu, chúng tôi chia sẻ những niềm vui, những khó khăn thử thách và hành trình tiến lên phía trước đầy kinh ngạc và gian lao của gia đình chúng tôi!"

Sau khi sinh, cháu Christian đã phải trải qua phẫu thuật và mất 4 tuần nằm trong lồng kính đặc biệt. 
"Bây giờ là một giờ sáng, ba ngày sau khi đoạn video của tôi được truyền đi. Tôi đang hối hả nói chuyện với mọi người, trả lời những tin nhắn và đọc các lời chia sẻ và cảm nghiệm tất cả tình yêu mà tôi đang đón nhận. Trong ba ngày qua, hơn 6 triệu người đã theo dõi tôi dốc bầu tâm sự câu chuyện gia đình mình. Tôi đã không ngờ rằng sẽ nhận được sự khích lệ như thế, nhưng tôi biết rằng Chúa đang hiện diện ở đây.

Khi ngồi ở (bệnh viện) Nhi Vanderbilt, tôi đã nghĩ cuộc đời mình thế là hết. Một lúc sau tôi biết rằng nó mới chỉ bắt đầu. Tôi đã bị cuốn vào những vấn đề của mình đến nỗi không thể nhận ra những điều Chúa đang mở ra cho tôi. Bây giờ đang mở ra, tôi mới chỉ đang ngồi lại và thấy kinh ngạc trước mọi sự. Tôi không nghĩ mình đã làm điều gì đó đặc biệt, và thực sự tôi không phải là người đặc biệt. Chính Đức Kitô ở trong tôi mới đặc biệt như thế. Chính Người ban cho tôi niềm vui, niềm hạnh phúc, tình yêu và sự bình an. Không có Đức Kitô, tôi chắc chắn rằng mình sẽ không thể duy trì mọi sự mà tôi đã trải qua trong năm vừa rồi. Tôi dâng tất cả niềm tin và danh dự cho Chúa! Người đã nâng đỡ tôi hai năm vừa qua từ lúc mang thai, rồi sinh con và nuôi cháu Christian. Đức Chúa mà chúng tôi phụng sự thật tuyệt vời dường bao. Người không chỉ dõi theo tôi qua biến cố này, Người còn làm cho chúng tôi được vinh quang!!

Đoạn video cứ lan truyền đi đã mang lại cho đời tôi biết bao điều. Tôi không chắc mình có thể kể ra hết được! Tôi đã nhận được những tin nhắn từ những người nói với tôi rằng nếu họ phải đối diện với một quyết định tương tự như tôi, họ sẽ chọn sự sống!!! Chúa đang dùng cháu Christian để cứu mọi người!

Tôi đã được nhiều người chia sẻ rằng họ cảm thấy hối tiếc cho chính mình khi xem đoạn Video này, và bây giờ họ biết ơn vì cuộc đời họ đã được mở ra tương lai. Chúa đang dùng chính cháu Christian để đem lại cho họ niềm vui thực sự và cho họ thấy đừng than thân trách phận nữa!

Nhiều người đã nói với tôi rằng cháu Christian rất đẹp. Mới tháng trước tôi còn ngại ngùng khi giới thiệu cháu cho mọi người. Bây giờ thì tốt hơn các bạn hãy tin rằng tôi sẽ đưa cháu lên sân khấu với nụ cười rạng rỡ nhất trên gương mặt và là một người mẹ tự hào nhất mà các bạn chưa từng thấy. Thiên Chúa đang dùng chính cháu Christian để cho thấy vẻ đẹp thực sự là gì!

Tôi từng gặp những người như cháu Christian! Đó là những người hạnh phúc, tử tế và tuyệt vời! Họ cho tôi niềm hi vọng rằng Christian rồi cũng sẽ ổn thôi! Chúa đang dùng chính Christian để cho mọi người thấy lòng nhẫn nại là gì!

Các hãng truyền thông quốc gia đã liên lạc với tôi để phỏng vấn, một hãng đang lên kế hoạch theo tôi trong tuần tới để quay phim một ngày trong đời sống của tôi và cháu Christian. Chúng tôi còn xuất hiện trên các bản tin trên mạng nhiều gấp bội, và đoạn video của chúng tôi đã có hơn 6 triệu lượt người xem. Thiên Chúa đã cho tôi thấy rằng nếu tôi biết lắng nghe Người, Người sẽ thực hiện cho tôi những điều kì diệu hơn tôi có thể tưởng tượng! Chúa đang dùng chính Christian để loan truyền thông điệp của Người đi khắp thế giới!

Tôi chỉ muốn mọi độc giả biết rằng tôi biết ơn tất cả mọi người. “Lời cám ơn” không thể diễn tả được điều tôi cảm nhận. Lời cảm ơn không đủ để lột tả lòng biết ơn của tôi. Thực vậy, không có từ nào tương xứng cả.

Thiên Chúa đã chọn tôi làm mẹ cháu Christian. Không phải vì Người biết tôi có thể cáng đáng được hay vì tôi là người đặc biệt, nhưng vì Người biết rằng tôi sẽ được gia đình, bạn bè trợ giúp và vì Người biết rằng tôi sẽ xin Người đổ ơn giúp tôi nuôi cháu và vượt qua thời khắc khó khăn thay vì tự mình loay hoay làm lấy. 

Vì thế tôi xin nói CẢM ƠN từ sâu thẳm trong lòng! Và khi cháu Christian lớn lên, cháu sẽ nghe biết tất cả những người tuyệt vời đã đi vào cuộc đời cháu, tôi tin cháu cũng sẽ biết ơn như vậy!”

Lacey Buchanan
            

Đọc tiếp ...

Khiêm Nhường..

| |
(Dunghuy †) -Khiêm nhường là một nhân đức được Thiên Chúa yêu mến. 
Khác với tính tự cao, tự đại, có thể so sánh với những núi đồi cao ngạo. 
Trái lại, khiêm nhường giúp chúng ta đào sâu chố trũng thấp, 
để đón nhận những hồng ân của Thiên Chúa, 
mà những hông ân đó không thể dừng lại ở những đồi núi, 
nhưng chảy xuống và động lại ở những thung lũng dưới chân đồi.

 Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã kể lại kinh nghiệm của Ngài như sau:

“Khi tôi mới được bầu làm Giáo hoàng để lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ, tôi rất lo lắng, sợ hãi trước một trách nhiệm quá nặng nề. Nhưng một đem kia, trong giấc ngủ, tôi nghe có tiếng phán bảo tôi:


“Gioan! Đừng tự xem mình quá quan trọng”.
Tôi đem áp dụng ngay câu nói ấy, và từ dạo đó, tôi đã ăn ngon ngủ yên như trước khi tôi được chọn làm Giáo hoàng.

*

Khiêm nhường là một nhân đức được Thiên Chúa yêu mến. Khác với tính tự cao, tự đại, có thể so sánh với những núi đồi cao ngạo. Trái lại, khiêm nhường giúp chúng ta đào sâu chố trũng thấp, để đón nhận những hồng ân của Thiên Chúa, mà những hông ân đó không thể dừng lại ở những đồi núi, nhưng chảy xuống và động lại ở những thung lũng dưới chân đồi.

Thánh Phê-rô, sau một đêm vất vả chài lưới chẳng bắt được con nào, Chúa mới cho mẻ cá đầy thuyền. Đó là thất bại một đêm, để khiêm nhường chuẩn bị cho thành công một giờ. Lần khác, Ngài đã thất bại một giờ, để khiêm nhường chuẩn bị cho thành công một đời. Đó là lúc Ngài phạm tội chối Chúa. Tội đó khiến Ngài khiêm nhường thẳm sâu, và đền bù bằng một tình mến nồng nàn. Nhờ đó Chúa đã chọn Ngài làm thủ lãnh Giáo Hội. Vì thế, kẻ nào coi mình là con số không, thì sẽ có đủ chỗ cho Đấng vô cùng. Còn kẻ nào cho mình là đầy đủ, thì lại bị loại bỏ vào con số không.

Qua lời khiêm nhường của thánh Gioan Tẩy Giả : “Tôi không đáng cởi dây giày cho Đấng Cứu Thế” (Mt 3, 11). Chúa đã đáp trả bằng một lời tôn vinh mà Ngài có nằm mơ cũng không thấy: “Trong con cái loài người không có ai cao trọng bằng Gioan”.


*

Lạy Chúa, Chúa thương người khiêm nhường, vì người khiêm nhường nhận biết sự thật. Chúa là sự thật, nên Chúa không thể chấp nhận sự lừa dối.
Xin cho con luôn biết sự thật về chính con là thân phận thụ tạo yếu hèn và bất toàn.
Xin cho con luôn ý thức rằng tất cả những tài năng của con đều thuộc về Chúa.
Xin cho con luôn biết quảng đại để trao lại cho những ai cần con trợ giúp. Vì con tin rằng Chúa sẽ yêu thương con nhiều hơn. Amen.




Trích từ cuốn : Tất Cả Là Hồng Ân – Thiên Phúc

Đọc tiếp ...

Một Người Rơi Xuống Hố Sâu..

| |

(Dunghuy †) -Một người đàn ông sảy chân ngã xuống một cái hố rất sâu, chân bị bong gân trẹo khớp rất đau, loay hoay mãi không thể tự mình thoát lên được... 
Một người Pharisêu đi ngang và nghiêm giọng: “Hừm ! Chỉ có kẻ xấu mới ngã xuống hố !” 
Một bà đạo đức dừng lại và tặc lưỡi: “Thôi ! Chịu khó vác Thánh Giá mà đền tội cho xứng nhé !” 
Một nhà toán học ngang qua chỗ ấy, ngồi xuống tính toán xem người bị nạn đã ngã xuống hố như thế nào ? 
Một viên cảnh sát đến hiện trường, bắt đầu thẩm vấn và điều tra: “Anh tên gì ? Nhà ở đâu ? Anh có biết anh bị ai xô xuống không ? Có bị ai tư thù, âm mưu hãm hại anh không ?” 
Một người hay làm công tác xã hội, từ thiện bác ái, thì an ủi: “Cố gắng đợi nhé, đến chiều tôi sẽ trở lại mang cho anh một hộp cơm và một chai nước suối”. 
Một thầy thuốc hỏi vọng xuống hố: “Anh thấy thế nào ? Chân có đau nhức lắm phải không ? Anh phải nhờ ai đi mua thuốc kháng viêm và giảm đau nhé !” 
Một thầy giáo ân cần hỏi: “Thế từ bé đến giờ, chưa có ai dạy anh những điều tối thiểu khi đi đường để không bị lọt hố sao ?” 
Một cha xứ lộ vẻ xót xa thương hại: “Anh theo Đạo gì đấy ? Nếu là dân Công Giáo thì ở Họ Đạo nào, Giáo Phận nào ? Vợ con gì chưa ? Có bị rối gì không ?” 
Một phóng viên bắt gặp, phỏng vấn nạn nhân để biết toàn bộ câu chuyện về cái hố, lấy dữ liệu để viết thành một bài thật gay cấn đăng lên trang nhất tờ nhật báo phát hành hôm sau. 
Một người theo chủ nghĩa cá nhân biết chuyện thì bảo: “A ha, cái hố này của anh thì đã thấm vào đâu so với cái hố của tôi !” 
Một người có tính lạc quan thì xuýt xoa: “Ồ ! May cho anh quá, chưa đến nỗi nào đâu, sự việc đã có thể tệ hơn nhiều.” 
Một người khác, ngược lại, có tính bi quan, lắc đầu bảo: “Ôi ! Rồi anh xem, không khéo tình trạng sẽ còn tệ hơn nữa đấy.” 
Một nhà mô phạm đi ngang, nhìn xuống người đàn ông bất hạnh và trách: “Sao anh lại để ngã xuống dưới ấy, lần sau phải nhớ cẩn thận hơn nhé ?”... 
Thế rồi Chúa Giêsu cũng đi đến đó, chú ý ngay đến cái hố, cúi nhìn xuống và thấy con người đáng thương ấy, Ngài nhẩy ngay xuống hố, bảo anh ta bám chặt vào lưng Ngài để cùng Ngài leo lên ! 
Còn bạn thì sao ? Nếu chính bạn cũng đi ngang qua lúc ấy, bạn sẽ nói và làm gì ? 

Lm. Quang Uy sưu tầm


Đọc tiếp ...

Lý Do Duy Nhất

| |
(Dunghuy †) -Đã từ lâu rồi con luôn tự hỏi: “Đức Giê-su, Ngài là ai?”. Nhưng lần nào cũng như vậy, chưa bao giờ con trả lời được một cách rành rẽ câu hỏi này. Con hỏi những người quen của con, những người có đạo - thì cũng nhận được mỗi người một câu trả lời, không ai giống ai. Thì ra, không có một định nghĩa chung nào về Chúa hết, Đức Giê-su là ai là tùy ở cảm nhận của riêng từng người, là tùy ở tình yêu đối với Chúa ở nơi mỗi con người.

          Con là người hay đọc sách, đặc biệt là những tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới. Hai bộ tiểu thuyết con thích nhất là “Ruồi Trâu” và “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”, và những nhân vật con yêu thích nhất lại là những vị linh mục.Họ yêu Chúa. Họ tôn thờ Chúa. Họ khước từ cả tình yêu nam nữ để tận hiến cả cuộc đời cho Chúa…Còn con thì yêu họ - những vị linh mục trong tiểu thuyết của con. Nhưng con chưa bao giờ hiểu được tình yêu của họ đối với Chúa. Con cũng chưa bao giờ hiểu được Đức Giê-su - Ngài là ai mà Ngài có thể khiến người ta yêu Ngài đến nhường ấy; Ngài là ai mà Ngài có thể khiến người ta tôn thờ Ngài đến nhường ấy; và trong hành trình đi tìm đức tin, Ngài bắt người ta phải hy sinh quá nhiều thứ để tận hiến trọn vẹn cả tâm hồn và thể xác cho Ngài…
      Thế rồi, con đến nhà thờ, con tham dự Thánh Lễ, con biết rằng trong Ba ngôi Thiên Chúa thì Chúa Con chính là Đức Giê-su. Con cũng đã được nghe các Cha, các Thầy giảng đạo. Các Cha bảo: “Đức Giê-su - Ngài là tình yêu, Ngài là chân lý, Ngài là sự thật, Ngài là cuộc sống vĩnh hằng…”. Có thể tất cả những điều ấy đều là sự thật và con rất muốn tin là sự thật vì con biết với mỗi người Đức Giê-su được cảm nhận theo một cách riêng.

      Với riêng con, hình như Đức Giê-su vẫn còn đang ở phía xa xa. Cũng chính vì thế mà Ngài chưa cho con có cơ hội để hiểu Ngài nên con chưa bao giờ trả lời được chính xác câu hỏi Ngài là ai đối với con. Con chỉ đang cảm thấy rằng hình như Ngài đang bước lại gần con, đôi mắt Ngài hiền từ nhìn con, đôi cánh tay Ngài từ từ mở ra, và chẳng biết từ khi nào đôi chân con cũng đang đưa con lại phía Ngài…Thật khó mà cắt nghĩa được rành rẽ những điều này, có điều gì đó thật lạ lùng đang diễn ra trong tâm trí con. Phải chăng con đang bước những bước đầu tiên trên hàng trình đi tìm đức tin của mình?

      Chẳng biết tự khi nào con đã bắt đầu tin rằng Đức Giê-su - Ngài là ánh sáng ở phía cuối con đường mà con mới bắt đầu bước đi. Và nếu như con dấn bước thì dù cho có những thử thách đang chờ con ở phía trước, con sẽ gặp được Ngài. Vâng, cho dù bây giờ con vẫn chưa hiểu rõ Ngài là ai nhưng con tin con sẽ gặp được Ngài.

      Còn về lý do con muốn học đạo thì lý do đầu tiên chính là vì con yêu bạn trai con. Anh ấy sinh ra trong một gia đình công giáo truyền thống, lại là con trai trưởng, tất cả họ hàng nhà anh ấy đều đi đạo nên cách tốt nhất để chúng con cưới nhau là con đi học đạo và xin được rửa tội để nhập đạo. Còn về phía con, con cũng không muốn bạn con phải khó xử với gia đình, lại càng không muốn mình đối nghịch với gia đình anh ấy khi về làm dâu. Người Việt mình có câu “Thuyền theo lái gái theo chồng” hay “Nhập gia tùy tục” là vậy. Hơn nữa, con nghĩ, nếu như con theo đạo của bạn con thì con sẽ hiểu anh ấy hơn, con sẽ không chỉ chia sẻ đời sống thường nhật với anh ấy mà còn chia sẻ đời sống tâm linh với anh ấy nữa. Và như thế sẽ tốt hơn cho cuộc sống vợ chồng sau này. Cũng chính vì thế mà con đã vui vẻ theo học đạo.

      Nhưng đó mới là lý do đầu tiên chứ không phải là lý do duy nhất. Nếu chỉ vì chuyện để tổ chức một đám cưới mà buộc một người không có đức tin phải rửa tội theo đạo thì quả là điều không nên. Con cho rằng tín ngưỡng phảI là sự tự nguyện. Và đúng như lời thầy đã nói, chỉ khi nào người ta có đức tin thì tôn giáo mới trở thành cứu cánh cho người ta trong suốt cuộc đời thay vì là một gánh nặng. Con cũng vậy, con vẫn luôn muốn rằng khi con rửa tội theo đạo thì con phải có đức tin, dù nhỏ nhoi thôi cũng được, chứ con không muốn sống giả tạo, con không muốn mình giả vờ theo đạo để làm vừa lòng bạn mình và gia đình bạn mình. Người ta giả vờ trong bất cứ chuyện gì thì cũng đã là không nên rồi, chứ đằng này lại giả vờ yêu Chúa, giả vờ mang trong mình một đức tin thì mạng tội tày trời và quả là không thể sống thế được. Đức tin ấy đã bắt đầu le lói trong von kể từ khi con học lớp giáo lý của thầy. Con thấy Chúa đã không còn quá xa lạ đối với con, Kinh thánh, giáo lý cũng không còn khô khan và giáo điều như trước nữa. Chẳng biết tự khi nào trong con đã bắt đầu nhen nhóm lên sự tin và sự yêu Chúa. Và cũng chính nhờ sự tin và sự yêu mới mẻ và lạ lùng ấy mà con lại thấy yêu và gắn bó với bạn mình hơn.

      Thưa thầy, con nói thế không có nghĩa là trước đây con quá xa lạ với đạo của bạn mình. Con và bạn con yêu nhau đã 3 năm nay và ngày đầu tiên chúng con yêu nhau cũng là ngày đầu tiên con bước chân vào nhà thờ cùng bạn con tham dự thánh lễ. Và hai năm nay, đều đặn hàng tuần mỗi tối chủ nhật con đều đi lễ cùng bạn con ở nhà thờ. Nhưng lúc đó con đã lễ chỉ là đi cùng bạn con, thế thôi. Con đi lễ đều đặn nhưng hoàn toàn với tư cách một người không có đạo, con không tin và không thể hiều được niềm tin của bạn mình nơi Chúa…Và rồi con được tham dự lớp học Giáo lý của thầy, quả thật những bài giảng của thầy đã cuốn hút con. Có một cái gì đó đã đổi khác trong con, một cái gì đó đang được nhen nhóm lên. Con chưa dám gọi đó là đức tin, đức tin không thể dễ dàng có được trong ngày một, ngày hai phải không thầy? Giờ thì con hiểu rằng con không thể học hay tập luyện để có một đức tin, nó sẽ tự đến khi con tin và yêu Chúa. Con không viết đến khi nào con mới có được đức tin nhu một người công giáo thực sự, nhưng con biết rằng con đang mường tượng về Chúa và mặc dù nhiều khi con thấy rằng Chúa vẫn còn xa con lắm, vẫn còn mờ nhạt lắm, nhưng Chúa đã ở trong con.

 Anna Chu Thùy Linh Gx Thái Hà, Gp Hà Nội

Đọc tiếp ...

Phương Cách Cầu Nguyện

| |


(Dunghuy †) -Một hôm, một vị chức sắc nghe nói về một tập thể những vị ẩn sĩ hiện sinh sống ở một hòn đảo. Ông quyết định đến thăm dò xem có phải họ là những nhà chiêm niệm đích thực hay chỉ là một nhóm những kẻ cuồng tín. Vị chức sắc gặp những vị ẩn sĩ đang ở gần bờ biển. Ông liền tra vấn các vị ẩn sĩ như sau:

- Có ai trong các vị ở đây đã đọc tác phẩm Đêm Tối Tâm Hồn của thánh Gioan Thánh Giá chưa?



Tất cả các vị ẩn sĩ đều lắc đầu. Vị chức sắc lại tiếp tục hỏi:

- Còn về Lâu Đài Nội Tâm của thánh Têrêsa Avila thì sao?

Một lần nữa, các vị ẩn sĩ cũng lắc đầu không biết. Vị chức sắc tiếp tục vặn hỏi các vị ẩn sĩ về linh đạo và những kinh nghiệm thiêng liêng điển hình của những vị thánh và những nhà chiêm niệm đã có tên tuổi trong Giáo Hội, nhưng chẳng có một ai trong số những vị ẩn sĩ biết về những nhân vật đó. Vị chức sắc hết sức kinh ngạc và thốt lên:

- Thực là khó chịu làm sao. Các vị tự xưng mình là những vị ẩn sĩ, những nhà chiêm niệm, vậy mà chẳng có một ai trong số các vị biết gì về linh đạo và cầu nguyện cả.

Vị chức sắc bực bội quay lưng lại các vị ẩn sĩ và lập tức lên thuyền trở về nhà. Nhưng vừa bước lên thuyền thì trời mưa như trút, biển động mạnh, vị chức sắc cằn nhằn rằng:

- Thật là khủng khiếp nếu tôi bị kẹt lại ở đây, giữa những người giả danh là ẩn sĩ này. Những người này chẳng có chút kiến thức gì về cầu nguyện cả. Thấy vị chức sắc chê trách, các vị ẩn sĩ cầu nguyện cho ông rằng:

- Lạy Chúa, xin làm cho trời quang mây tạnh để vị khách đáng kính của chúng con có thể ra về bình an.

Chỉ một lúc sau, trời yên biển lặng và chẳng còn mưa bão gì cả, những tia nắng đã xuất hiện, bầu trời trở nên rạng rỡ tươi tắn.
***

Người ta thường nói: người làm sao thì chiêm bao làm vậy. Vị chức sắc có một quan niệm về cầu nguyện rất lạ đời. Ông đã đồng hoá khả năng tri thức về cầu nguyện, sự uyên bác về ý thức của lời cầu nguyện với chính việc cầu nguyện. Chính vì vậy ông cũng đem tư tưởng đó để áp dụng làm thước đo đánh giá mức độ đời sống thánh thiện và đời sống chiêm niệm của những vị ẩn sĩ trên một đảo xa. Vả lại, trước khi thăm các vị ẩn sĩ, ông cũng đã ngầm có ý tưởng là nghi ngờ sự thành tín của những vị này. Ông không chắc đó là những người chân tu mà chỉ là những kẻ cuồng tín. Chính vì vậy ông đã không tìm ra được sự thật và cũng không biết đâu là giá trị, ý nghĩa cũng như phương cách cầu nguyện đích thực là gì. Chỉ khi Thiên Chúa đã đáp lại lời cầu xin khẩn nguyện của các vị ẩn sĩ cho trời ngừng mưa thì ông mới ngỡ ngàng.

Thật ra, cầu nguyện không phải là một mớ kiến thức những lý thuyết trừu tượng. Những lời chia sẻ và những kinh nghiệm của các vị thánh, những người đã thành đạt trong những phương pháp cầu nguyện chỉ có giá trị gợi ý cho chúng ta mà thôi. Mỗi chúng ta phải thực hành và tự tìm ra một phương pháp, một cách thức phù hợp để hiện diện trước Chúa, xây dựng một mối tương quan thân tình với Ngài. Đó mới là cách cầu nguyện đích thực. Tuy nhiên, đó mới là những cố gắng, nỗ lực của chính bản thân chúng ta trong việc cầu nguyện chứ chưa phải là cầu nguyện đích thực. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới dạy cho chúng ta biết cầu nguyện như thế nào cho đúng, như lời thánh Phaolô dạy rằng:

“Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rên siết khôn tả và tin Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì. Thần Khí cầu thay nguyện giúp các thánh theo ý của Thiên Chúa”.



Nguồn: ngonluanho.net

Đọc tiếp ...

Thông điệp phục sinh của ĐTC Phanxicô

| |



(Dunghuy †) -Thông điệp phục sinh của ĐTC Phanxicô mang hy vọng và hòa bình cho thế giới - Sau khi cử hành thánh lễ Chúa Nhật Phục Sinh, trưa hôm 31.03.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố thông điệp phục sinh cùng với lời chúc và phép lành Tòa Thánh đến cho tất cả các khách hành hương tập trung tại quảng trường Thánh Phê rô, cho dân thành Rôma, cũng như cho các tín hữu khắp nơi và cho toàn thế giới.
Lời mở đầu, ngài nói : « Anh chị em tại Rôma và trên toàn thế giới thân mến, chúc mừng Lễ Phục Sinh ! Thật là niềm vui lớn lao đối với tôi được thông báo cho anh chị em tin này : Đức Kitô đã sống lại ! ». Đức Thánh Cha cũng ước mong tin vui này « đến với mọi nhà, từng gia đình, cách riêng đối với những nơi có nhiều đau khổ, trong các bệnh viện, các nhà tù… ».
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng chỉ cho thấy ý nghĩa của ngôi mộ trống từ biến cố phục sinh, qua đó « tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn sự dữ và sự chết » và tình yêu này « có thể biến đổi cuộc sống chúng ta, làm nở hoa nơi sa mạc trong tâm hồn của chúng ta ». Và vì thế, Chúa Kitô Phục sinh mở ra cho chúng niềm hy vọng, vì « không còn bị thống trị bởi tội lỗi và sự dữ », mà là « tình yêu và lòng thương xót của Chúa đã chiến thắng ».
Tiếp đến, Đức Thánh Cha dẫn giải thêm rằng sau khi Chúa Giêsu phục sinh Ngài không quay trở lại với cuộc sống trần thế như trước đây, mà là bước vào cuộc sống vinh quang Thiên Chúa và mang theo cả nhân loại của chúng ta. Tuy nhiên « Đức Giêsu chết và sống lại chỉ một lần là đủ và cho tất cả, nhưng sức mạnh phục sinh, và con đường từ nô lệ sự dữ tới sự tự do thiện hảo vẫn được thực hiện trong mọi thời gian, trong các không gian thực tiễn nơi sự hiện hữu của chúng ta, trong cuộc sống từng ngày ». Ngài không phủ nhận sự hiện diện của những sa mạc mà kiếp nhân sinh phải vượt qua, đặc biệt là thứ « sa mạc nội tâm khi thiếu tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, thiếu tinh thần bảo vệ những gì mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho ».
Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi tất cả mọi người « đón nhận hồng ân phục sinh của Đức Kitô, hãy để cho lòng thương xót làm mới lại, để cho Đức Giêsu yêu mến, để cho tình yêu của Ngài biến đổi cuộc sống và trở nên khí cụ cho lòng thương xót ấy ». Theo tinh thần của Thánh Phanxicô Khó Khăn, Đức Thánh Cha nài xin Chúa Giêsu Phục Sinh « biến đổi sự chết thành sự sống, hận thù thành yêu thương, thù oán thành tha thứ ». « Đức Ki tô là sự bình an của chúng ta, qua Người chúng ta cầu xin hòa bình cho toàn thế giới », Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp.
Sau đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô ước mong hòa bình đến với những nơi còn đang xảy ra chiến tranh, xung đột, bạo động và khủng bố trên khắp thế giới, như tại Trung Cận Đông giữa Israel và Palestin, tại Irak, Syrie, Mali, Nigeria, Cộng Hòa Dân Chủ Công Gô, Trung Phi, cũng như trên bán đảo Triều Tiên…Ngài cũng chỉ cho thấy những nguyên nhân khác xuất phát từ lòng tham lam và tích kỷ đang đe dọa nền hòa bình thế giới như buôn bán nô lệ, thuốc phiện, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên bất công…
Phần kết thúc, Đức Thánh Cha Phanxicô còn lặp lại một lần nữa lời chúc mừng Lễ Phục Sinh và đề nghị mỗi người « mang sứ điệp niềm vui, hy vọng và hòa bình đến cho các gia đình và quốc gia của mình », đồng thời ngài hướng mọi người tới sự tín thác tuyệt đối nơi Chúa Phục Sinh, vì « Chính Người dẫn đưa nhân loại về những công trường của công lý, tình yêu và hòa bình ».
Nguôn:radiovatican

Đọc tiếp ...